Thúc đẩy Chuyển đổi số quốc gia nhờ phát triển công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI).

chuyen-doi-so-quoc-gia

Trí tuệ nhân tạo hiện là công nghệ cốt lõi xuất hiện trong hầu hết các ý tưởng, có tiềm năng cao trong việc khai thác giá trị của dữ liệu và hỗ trợ con người thực hiện nhiều công việc nhanh hơn và thông minh hơn. Trong số những ưu điểm kể trên, AI đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia.

Nhân tố then chốt trong quá trình chuyển đổi số quốc gia

Các công nghệ như dữ liệu lớn, phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, IoT,… dần được đưa vào sử dụng phổ biến, giúp linh hoạt hơn trong sản xuất, nâng cao tự động hóa cũng như kiểm soát. Trong kinh doanh, chuyển đổi số giúp các công ty hiểu được nhu cầu của khách hàng, tối ưu hóa chuỗi cung ứng và cung cấp sản phẩm phù hợp. Trong khu vực công, các dịch vụ trực tuyến sẽ trở nên thuận tiện hơn, giúp phục vụ và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. 

Theo một nghiên cứu của IMD, 90% các công ty được khảo sát cho thấy rằng chuyển đổi số đã mang lại những thay đổi đáng kể cho hoạt động của họ. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp và nhà nước tại Việt Nam còn chậm và chưa đạt được những bước đột phá. Rào cản lớn nhất là sự thiếu hụt nguồn lực công nghệ cao, tài chính và mối liên kết chưa hiệu quả giữa nghiên cứu khoa học với doanh nghiệp và nhà nước.

Chiến lược chuyển đổi số quốc gia phát triển công nghệ AI ở Việt Nam

Báo cáo “Chỉ số sẵn sàng AI của chính phủ năm 2022” do Oxford Insights thực hiện cho thấy, Việt Nam xếp hạng 55 toàn cầu và xếp thứ 6/10 trong khu vực ASEAN. 

Các hoạt động thúc đẩy nghiên cứu và phát triển công nghệ AI

Để đạt được những mục tiêu của Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI và hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi số quốc gia, chính phủ, các viện nghiên cứu, các trường đại học và doanh nghiệp cần phối hợp phát triển các hoạt động sau:

Tập trung nghiên cứu công nghệ AI

Ở thời điểm hiện tại, nguồn nhân lực tham gia nghiên cứu cơ bản và phát triển công nghệ AI ở Việt Nam còn ở mức khá thấp. Vì vậy, để nâng cao năng lực nghiên cứu, chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp cùng phối hợp xây dựng các trung tâm nghiên cứu trọng điểm về AI tại một số trường đại học và các công ty công nghệ lớn để cùng nhau khám phá, xây dựng các nền tảng công nghệ cốt lõi.

Xây dựng hạ tầng dữ liệu và tính toán

Cơ sở hạ tầng dữ liệu, tính toán và chất lượng dữ liệu là những vấn đề chính trong việc phát triển các ứng dụng AI. Tuy nhiên, hạ tầng dữ liệu và điện toán ở Việt Nam còn mức sơ khai, dữ liệu chưa có nhiều, nằm rải rác khắp nơi và không đảm bảo chất lượng. Chỉ số hạ tầng và dữ liệu của Việt Nam thấp hơn so với nhiều quốc gia có cùng chỉ số sẵn sàng về trí tuệ nhân tạo toàn cầu. Vì vậy, Việt Nam cần xây dựng, duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng dữ liệu, tạo điều kiện truy cập, nâng cao hiệu quả và năng suất của các hệ thống nghiên cứu khoa học và công nghệ AI, loại bỏ các chi phí kép trong việc thu thập, truyền tải và tái sử dụng dữ liệu và tài nguyên khoa học. 

Xây dựng các trung tâm đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực AI

Xây dựng nơi ươm tạo các doanh nghiệp khởi nghiệp, hỗ trợ đào tạo xây dựng chiến lược doanh nghiệp, sản phẩm, kỹ năng quản lý cũng như liên kết những doanh nghiệp với nhau nhằm xây dựng một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, tạo giá trị tác động đến các lĩnh vực khác. Việc nghiên cứu và phát triển chỉ có thể hiệu quả khi ứng dụng được công nghệ AI vào quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp, chính phủ số và xã hội số. Đây là môi trường đào tạo nâng cao năng lực nghiên cứu và cung cấp nguồn lực đảm bảo cho sự phát triển bền vững của công nghệ.

Đào tạo, kết nối giữa các nguồn lực AI trong nước và quốc tế

Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa các tổ chức trong và ngoài nước như các trường đại học, viện nghiên cứu, công ty công nghệ để xây dựng các chương trình đào tạo và thực hành AI chuyên sâu. Từ đó hình thành cộng đồng, kết nối mạng lưới chuyên nghiệp và thúc đẩy phát triển Trí tuệ nhân tạo, thu hút nguồn nhân lực trong lĩnh vực AI. Chính phủ cũng đã công bố Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030 nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo, đưa AI trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng tại Việt Nam.