Chủ động chuyển đổi số mở ra nhiều cơ hội mới để phát triển

phat-trien-chuyen-doi-so

“Chuyển đổi số, cùng với chuyển đổi xanh đang là hai xu hướng phát triển tất yếu của xã hội loài người. Chủ động chuyển đổi để thích nghi với môi trường hoạt động mới sẽ mở ra nhiều cơ hội mới để phát triển. Ngược lại, việc trì hoãn chuyển đổi số sẽ dẫn đến rất nhiều thách thức, có nguy cơ tụt hậu bị mất khả năng cạnh tranh và phá sản”. Đây là nhận định của TS. Đặng Việt Dũng, Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam tại tọa đàm “Smart city – chuyển đổi số”.

Chuyển đổi số là xu hướng phát triển tất yếu

Vai trò của việc chuyển đổi số được TS. Đặng Việt Dũng, Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam, khẳng định trong phần phát biểu khai mạc hội thảo: “Chuyển đổi số, cùng với chuyển đổi xanh đang là hai xu hướng phát triển tất yếu của xã hội loài người. Đây là một quá trình khách quan, tác động đến mọi ngành, mọi lĩnh vực, trong đó có ngành xây dựng. Dù muốn hay không thì mọi tổ chức trong ngành, dù là các doanh nghiệp tư vấn thiết kế, thi công xây lắp, tư vấn giám sát hay các cơ quan quản lý nhà nước về đô thị và xây dựng cũng sẽ phải chuyển đổi. Chủ động chuyển đổi để thích nghi với môi trường hoạt động mới sẽ mở ra nhiều cơ hội mới để phát triển. Ngược lại, việc trì hoãn chuyển đổi số sẽ dẫn đến rất nhiều thách thức, có nguy cơ tụt hậu bị mất khả năng cạnh tranh và phá sản.”.

Công tác phát triển chuyển đổi số là một trong những nội dung quan trọng được Trung ương cũng như Chính phủ đặc biệt quan tâm. Trong  Phiên họp thứ 2 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số diễn ra vào tháng 4.2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, đã nhấn mạnh tinh thần chuyển đổi số là “quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, làm thật, làm quyết liệt, làm ra hiệu quả, ra sản phẩm”, có kế thừa, ổn định, đổi mới và phát triển. Thủ tướng nêu rõ, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã xác định chuyển đổi số quốc gia là một nhiệm vụ quan trọng, gắn với ba trụ cột chính, đó là Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số. Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm đến công tác chuyển đổi số, hướng tới xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số và công dân số… 

40 thành phố đã lập đề án đô thị thông minh

Một câu hỏi được TS Nguyễn Nhật Quang, Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ Vinasa, đặt ra với PGS-TS. Lưu Đức Hải đã thu hút sự quan tâm của toàn thể Hội thảo. Đó là: Hiện nay có 40 thành phố đã lập đề án đô thị thông minh nhưng chưa nghe thành phố nào trong 40 thành phố này ghi một chữ thông minh vào quy hoạch của thành phố? 

chuyendoiso2045.com

Trả lời câu hỏi này, PGS-TS. Lưu Đức Hải cho biết: “Nội hàm quy hoạch bây giờ phải phù hợp với luật quy hoạch mới ra đời. Đầu tiên là sự thống nhất trong toàn hệ thống sau đó mới nói tới chuyển đổi số. Như vậy phải nói tới hai câu chuyện cùng lúc”. Theo luật quy hoạch có năm loại hình quy hoạch: Quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch khu kinh tế, đơn vị hành chính đặc biệt, quy hoạch đô thị và nông thôn.

Theo PGS-TS. Lưu Đức Hải năm loại hình này phải theo tầng bậc, cái dưới phù hợp với cái trên. Cái trên là quy hoạch tổng thể quốc gia phải làm trước, nhưng năm năm nay (từ ngày ban hành luật năm 2017) vẫn đang làm. Quy hoạch ngành quốc gia cũng có tới mấy chục ngành. Sáu vùng kinh tế đất nước chỉ có vùng kinh tế Đồng bằng Sông Cửu Long được phê duyệt. 63 tỉnh thành chỉ có hai tỉnh thành được phê duyệt là Bắc Giang và Hà Tĩnh. Trong khi đó tỉnh Bắc Giang vừa được duyệt lại đang nghiên cứu điều chỉnh.

PGS-TS. Lưu Đức Hải cho biết hiện nay các đô thị đang tiến hành 6 yêu cầu phải đổi mới trong công tác lập quy hoạch đô thị. Trong đó, đối với quy hoạch đô thị, thứ nhất phải phù hợp với các quy hoạch của quốc gia (trong đó có quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia…). Thứ hai là phải phù hợp với các quy hoạch quốc gia về các ngành lĩnh vực. Thứ ba là phù hợp với quy hoạch tỉnh. Nghĩa là theo luật, sự phù hợp này rất khó khăn. Và vì thế nhiệm vụ đầu tiên là quy hoạch đô thị phải phù hợp với tất cả cái gì mà bậc trên đã được phê duyệt theo tầng bậc. Đó là chưa nói tới phù hợp với tính tích hợp, chuyển đổi tới mô hình tăng trưởng xanh, thông minh hoá.

PGS.TS Lưu Đức Hải cũng chia sẻ về việc thiếu ngành xây dựng trong tám lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số của Chính phủ. Đây cũng là nội dung ông đã từng đề cập tới ở cuộc toạ đàm về chuyển đổi số trước đây. Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng đề xuất cần bổ sung ngành xây dựng và phát triển đô thị trong lĩnh vực cần ưu tiên đã được nêu trong quyết định 749 của Thủ tướng Chính phủ.

Tham khảo giải pháp chuyển đổi số doanh nghiệp tại: bit.ly/3ZD4ijM