Năng lực chuyển đổi số của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đang tăng cường các chiến lược chuyển đổi số với các giá trị mới về công nghệ sáng tạo các mô hình và quy trình kinh doanh được tổ lại trong nền kinh tế kỹ thuật số luôn thay đổi. Để phù hợp với những thay đổi trong môi trường kinh doanh dựa trên hệ sinh thái của các nền tảng số, các doanh nghiệp luôn nỗ lực tăng cường hoạt động trên các nền tảng. Bốn yếu tố chính mà các nền tảng của doanh nghiệp yêu cầu là năng lực riêng, tạo giá trị chung, tiết kiệm chi phí và hiệu ứng mạng. Các nghiên cứu cho rằng tất cả các yếu tổ trên đều bị ảnh hưởng đáng kể bởi năng lực chuyển đổi số và các chiến lược nền tảng. Tóm lại, năng lực chuyển đổi số của các DNVVN ảnh hưởng tích cực đến cả chiến lược phát triển nền tảng và chiến lược bao trùm.
Năng lực chuyển đổi số
“ Chuyển đổi số” sửa đổi các mô hình kinh doanh cũ và thiết lập một hướng đi mới cho các doanh nghiệp bằng cách tích hợp các yếu tố kỹ thuật số và vật lý. Nói cách khác, đây là một hoạt động nhằm nâng cao mạnh mẽ lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện tại, hay là theo đuổi sự tăng trưởng mới thông qua các doanh nghiệp mới bằng cách chủ động ứng phó với những thay đổi. Chìa khóa của quá trình chuyển đổi số là hiện thực hóa các đổi mới bằng cách sử dụng công nghệ kỹ thuật số một cách có chiến lược.
Để tạo ra sự chuyển đổi số, cần phải điều phối các nguồn lực theo những thay đổi của môi trường và phát triển các quy trình hoặc năng lực làm việc với nội bộ phù hợp. Teece đã trình bày trong tạp chí Kinh tế Luật và Chính sách rằng có ba năng lực cần thiết cho số hóa và đổi mới doanh nghiệp. Thứ nhất, xác định cơ hội là năng lực liên quan đến tiềm năng và sự phát triển của công nghệ. Thứ hai, quy định thiết kế mô hình kinh doanh và triển khai nguồn lực là một năng lực để đối phó với các đối thủ cạnh tranh và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Và cuối cùng, tổ chức kinh doanh và quy chế văn hóa doanh nghiệp được hiểu trong việc phát triển các năng lực mới phối hợp với các năng lực hiện có khác.
Để chuyển đổi số của doanh nghiệp phù hợp với những thay đổi nhanh chóng trong môi trường kinh doanh, năng lực chuyển đổi số cần được bảo đảm để năng lực trong và ngoài tổ chức được tích hợp, xây dựng và cấu hình lại một cách thích hợp. Khi một doanh nghiệp tăng cường năng lực chuyển đổi số của mình, nó có liên quan đến các hoạt động chiến lược nền tảng và để tạo ra các chiến lược nền tảng hiệu quả, năng lực chuyển đổi số hỗ trợ các chiến lược đó trong tổ chức.
Yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chuyển đổi số của doanh nghiệp.
1. Các loại chiến lược nền tảng
Chiến lược nền tảng là tạo ra các hiệu ứng mạng và thiết lập một hệ sinh thái do doanh nghiệp mới bằng cách tập hợp các nhóm người tham gia khác nhau vào một nền tảng. Nhìn chung, các nghiên cứu trước đây đã giải thích các chiến lược nền tảng từ quan điểm của nhà cung cấp và người dùng nền tảng. Ở góc độ nhà cung cấp, chiến lược nền tảng được nhấn mạnh về chiến lược mở nền tảng. Ngược lại, từ quan điểm của người dùng, các chiến lược nền tảng có thể giải thích dựa trên những người tham gia sử dụng nền tảng và không tham gia sử dụng nền tảng.
Về chiến lược quản lý doanh nghiệp, định hướng của các chiến lược nền tảng có thể được phân tích, tập trung vào khả năng tiêu chuẩn hóa và bao trùm vào một nền tảng khác. Đối với các chiến lược nền tảng nội bộ, phát triển độc lập có thể hiệu quả với các sản phẩm đòi hỏi sự khác biệt và độc đáo rõ ràng. Còn đối với các chiến lược nền tảng bên ngoài, doanh nghiệp có thể tìm kiếm các đơn vị để chia sẻ các thành phần quan trọng bên ngoài như một phần của hoạt động quản lý kinh doanh.
2. Các yếu tố trao quyền cho nền tảng
Chiến lược nền tảng của công ty có thể ảnh hưởng đến các yếu tố củng cố nền tảng góp phần vào sự thành công của các chiến lược này. Sau đây là ba yếu tố thành công cho doanh nghiệp tìm kiếm chiến lược nền tảng. Đầu tiên là khả năng tạo giá trị, để tạo ra giá trị mới cho mọi người bằng cách giải quyết một hoặc nhiều vấn đề chính. Thứ hai là kết nối để tiếp cận nền tảng một cách dễ dàng và hình thành mối quan hệ thông qua mức độ cởi mở cao. Và cuối cùng là năng lực chính – năng lực của nhà điều hành nền tảng. Các yếu tố trao quyền cho nền tảng như vậy phụ thuộc vào cách doanh nghiệp nhận ra và thực hiện các chiến lược nền tảng.
3. Chiến lược nền tảng và trao quyền của DNVVN
Các DNVVN phát triển các nền tảng mới và chiến lược nền tảng kỹ thuật số cho các mô hình kinh doanh khác biệt như kinh doanh mạo hiểm và khởi nghiệp. Mặt khác, về mặt sản xuất, sự phát triển độc lập của một nền tảng cũng được nhấn mạnh. Khi công nghệ thông tin được áp dụng vào hệ thống thực thi sản xuất, các DNVVN phát triển các nền tảng độc lập dựa trên e-BES để tối ưu hóa sản xuất và báo cáo hoạt động theo thời gian thực. Các nền tảng hoạt động như vậy cần phải được cấu hình lại cho từng mô-đun phù hợp với vai trò của doanh nghiệp, tùy thuộc vào loại, cấp độ và chức năng. Ngoài ra, các kế hoạch thực hiện cần được phát triển dựa trên mức độ trưởng thành của việc sử dụng thông tin trong doanh nghiệp.Trọng tâm là phát triển một nền tảng một cách độc lập như một giải pháp để sản xuất sử dụng thông tin.
Bao trùm nền tảng có thể được định nghĩa là một hành động của một nền tảng để phát triển, nội bộ hóa và gói các chức năng của nền tảng và các chức năng bổ sung khác để tận dụng mối quan hệ người dùng. Chiến lược bao trùm nền tảng của một DNVVN sẽ có tác động đến các khía cạnh: tạo ra các giá trị được chia sẻ, tiết kiệm chi phí và tác động tích cực đến mạng lưới hoạt động của doanh nghiệp.