Cuộc chiến giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ tại Việt Nam.

cuoc-chien-giua-taxi-truyen-thong-va-taxi-cong-nghe

Uber hay Grab là người tiên phong mang công nghệ đặt xe ở Việt Nam và đã đánh bại taxi truyền thống chỉ trong 1 năm xâm nhập thị trường. Đây là một tín hiệu cấp báo chuyển đổi số đến những doanh nghiệp kinh doanh vận tải nói riêng và toàn ngành ở nước ta nói chung. Vậy cuộc chiến này diễn ra như thế nào. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Cuộc chiến giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ tại Việt Nam

Grab lần đầu xuất hiện ở Việt nam vào năm 2014 với tên gọi GrabTaxi song không gây được nhiều sự chú ý. Tới năm 2015, Grab và Uber (một ứng dụng gọi xe khác) được Bộ GTVT cấp phép thí điểm hoạt động tại 5 địa phương lớn trên cả nước. Những năm đầu tiên tại thị trường Việt Nam, tài xế tham gia vào taxi công nghệ được hàng loạt mức thưởng hấp dẫn, chiết khấu thấp. Giai đoạn 2015 – 2016  chứng kiến làn sóng nhiều người vay tiền ngân hàng mua xe ô tô để chạy Grab, với mức thu nhập hứa hẹn 25 – 30 triệu đồng/tháng. Cuộc chiến khuyến mãi cho khách hàng, chiết khấu cho tài xế ở mức tối đa đã khiến Grab bùng nổ cả về thị phần và số lượng tài xế. 

Việc Grab và Uber phát triển mạnh cả về số lượng xe và các hoạt động truyền thông dẫn đến taxi truyền thống gặp không ít sóng gió. Tuy nhiên các taxi truyền thống vẫn có nhiều lợi thế hơn, điển hình là về địa bàn hoạt động. Grab và Uber hoạt động tập trung ở khu vực thành thị tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Taxi truyền thống thì hoạt động ở khắp mọi nơi: Mai Linh 54/63 tỉnh thành trên toàn quốc, Vinasun thì ở hầu hết các tỉnh thành phía nam, các hãng khác tập trung ở các trung tâm thành phố, các tỉnh lẻ cũng có các hãng địa phương. Mặc dù bị giảm doanh thu ở các tỉnh thành phố lớn nhưng miếng bánh ở các tỉnh và vùng lân cận thì vẫn còn nguyên. 

Tuy nhiên, đến năm thứ 2, khi Uber và Grab thể hiện được những tiện ích của mình, taxi truyền thống mới bắt đầu e dè trước sự xuất hiện đó. Sau 5 năm kể từ khi Uber và Grab gia nhập vào thị trường Việt Nam, nhiều hãng taxi truyền thống biến mất trên thị trường. Một số hãng tồn tại bằng cách liên kết với nhau. Các hãng lớn vẫn trụ lại một cách độc lập trên thị trường nhưng đi kèm với muôn vàn khó khăn. Cả Vinasun và Mai Linh đều rơi vào cảnh hoặc thua lỗ, hoặc lợi nhuận giảm sâu.

Qua nhiều lần xem xét, đánh giá và soạn thảo, từ ngày 01/04/2020, với Nghị định 10/2020/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có hiệu lực, sẽ chính thức khép lại “cuộc chiến” về loại hình vận tải, điều kiện kinh doanh giữa taxi truyền thống và xe công nghệ. Theo như thay đổi, taxi truyền thống, taxi công nghệ và xe hợp đồng điện tử đều phải đăng ký, đăng kiểm với hồ sơ thủ tục như nhau. Điều này đồng nghĩa với việc Grab hay các loại hình taxi công nghệ khác hoạt động tại Việt Nam phải có trách nhiệm và nghĩa vụ tương đồng với taxi truyền thống. Đồng thời, Nghị định cũng cho phép các loại hình taxi được lựa chọn hình thức nhận diện ví dụ như dán logo không nhất thiết phải có hộp đèn trên nóc xe. Các doanh nghiệp cũng kỳ vọng nạn “xe dù, bến cóc” sẽ được dẹp bỏ. Tuy nhiên trên thực tế, cuộc chiến taxi nãy vẫn âm thầm diễn và dường như chưa có dấu hiệu kết thúc.

Lợi thế cạnh tranh dưới tác động công nghệ.

Taxi truyền thốngTaxi công nghệLợi thế của taxi công nghệ
Lao độngThường làm việc toàn thời gianThời gian linh hoạt, có thể làm bán thời gianThích nghi tốt hơn với những biến động thị trường
Trang bị theo xeĐồng hồ đo, mào xe, màu nhãn hiệu riêngĐiện thoại thông minhRẻ hơn
Điều phốiTrung tâm trực đàmMáy chủRẻ hơn và nhanh hơn
Tối ưu hoáKinh nghiệm của tài xếThuật toánHiệu quả hơn và linh hoạt về giá

Đây không phải là cuộc chiến giữa taxi mà là cuộc chạy đua “cải tiến” về công nghệ

Sự chênh lệch về kích thước miếng bánh thị phần taxi đang dần thu hẹp. Nếu các “ông lớn” taxi công nghệ đang liên tục có những động thái tăng giá cước, chiết khấu thì các hãng taxi truyền thống lại đang thực hiện những cuộc “cách mạng” về công nghệ, chất lượng dịch vụ, để xoay chuyển cục diện, đẩy cuộc cạnh tranh trong ngành taxi sang giai đoạn mới.

Công nghệ, chuyển đổi số là những thách thức lớn đối với những hãng taxi lâu đời tại Việt Nam. Một dấu hiệu đáng mừng là các hãng taxi truyền thống đang trên đà bắt kịp với xu thế hội nhập. Lấy một ví dụ như hãng taxi VinaSun đã có công cuộc chuyển mình ngoạn mục: Hãng taxi truyền thống Vinasun vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2022. Theo đó, doanh thu thuần của Vinasun tiếp tục hồi phục mạnh, đạt 247 tỷ đồng, tăng trưởng 65% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất trong vòng 5 năm qua. Vinasun cho rằng các chính sách mà công ty đã và đang thực thi trong thời gian vừa qua đã phát huy tác dụng. Tài xế đã quay lại công ty để tiếp tục kinh doanh, 100% xe được đưa vào hoạt động (không còn xe nằm bãi), các chi phí được tiết giảm hợp lý. 

Kết quả kinh doanh của Vinasun cho thấy taxi truyền thống đang dần lấy lại được chỗ đứng trên thị trường. Những năm trước, khi các hãng xe công nghệ vung tiền khuyến mãi để hút người dùng, các hãng taxi truyền thống đã không thể cạnh tranh. Tuy nhiên, khi các hãng xe công nghệ đang dần tăng giá trở lại để tìm kiếm lợi nhuận, thì người tiêu dùng có xu hướng quay về taxi truyền thống, bởi giá cước minh bạch, gọi xe dễ dàng.