Câu chuyện chuyển đổi số từ các thương hiệu lớn P2.

cau-chuyen-chuyen-doi-so

Tiếp nối từ phần 1, ở phần 2 này chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về 4 câu chuyện chuyển đổi số đến từ 4 thương hiệu nổi tiếng trên thế giới.

5. Câu chuyện chuyển đổi số của Subway

CIO Carman Wenkoff của Subway đã nhìn nhận ra rằng chuyển đổi số quan trọng như thế nào đối với sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Bởi vì ông ấy không có chuyên môn trong lĩnh vực này, nên kế hoạch của ông ấy là thuê các chuyên gia để giúp đưa công ty đi đúng hướng. Mặc dù Carman đã có kế hoạch dành thời gian và đáp ứng các mục tiêu chuyển đổi số của mình, công ty của ông vẫn tuyển dụng khoản 150 vị trí nhân sự để đạt được những mục tiêu chiến lược. Các nhân viên mới sẽ xem xét và phát triển ứng dụng dành cho thiết bị di động và thiết kế lại bố cục cửa hàng bằng cách thêm các ki-ốt tự phục vụ và các chức năng bổ sung trong quá trình này. Bằng cách đẩy nhanh quá trình đặt bánh sandwich, ông ấy hy vọng sẽ cải thiện trải nghiệm khách hàng của mình trong việc sử dụng sản phẩm và dịch vụ. Bên cạnh đó, công ty tiếp tục cạnh tranh với các thương hiệu thức ăn nhanh khác đang cung cấp các công nghệ mới như ki-ốt tự phục vụ hay là các tùy chọn đặt hàng trên thiết bị di động, chẳng hạn như Taco Bell hay McDonald’s.

6. Capital One

Capital One là một ví dụ tuyệt vời về hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng và ngân hàng đã sử dụng công nghệ mới nhất để tự tái tạo. Gã khổng lồ ngân hàng là người đầu tiên chào đón trợ lý ảo Alexa của Amazon vào hệ thống giao dịch tài chính được kích hoạt bằng giọng nói của mình. Ứng dụng ngân hàng di động của Capital One là một trong những ứng dụng tiên phong cho việc hỗ trợ phần mềm sinh trắc học Touch ID của Apple. CIO của công ty – ông Rob Alexander cho biết công nghệ sẽ đóng vai trò trung tâm và là tương lai của các dịch vụ ngân hàng. Capital One cũng giỏi trong việc xây dựng phần mềm tuyệt vời cũng như cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Một khía cạnh khác mà Capital One đang cố gắng là cung cấp trải nghiệm khách hàng tốt nhất và bắt đầu bằng những gì gọi là “ Capital One Cafes”. Điều này có nghĩa là không gian mà bạn có thể nhận được sự trợ giúp từ các đại sứ, đăng ký tham gia hội thảo, các buổi huấn luyện kiếm tiền miễn phí hoặc là thư giãn với một tách cà phê và wifi miễn phí. 

7. UCIS

Mark Schwartz trở thành Giám đốc điều hành của sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ ( USCIS) vào năm 2010. Ông ngay lập tức bắt đầu làm việc cho quá trình chuyển đổi số của cơ quan này. Đầu tiên ông muốn số hóa tất cả các biểu mẫu giấy và các quy trình dựa trên giấy tờ mà cơ quan đã xử lý. Các báo cáo cho thấy nếu tổng số lượng giấy mà cơ quan nhận được mỗi ngày xếp chồng lên nhau, chiều cao của nó sẽ gần gấp đôi so với tượng Nữ Thần Tự Do. Thứ hai là Schwartz cũng muốn chuyển đổi cách tiếp của các bộ phận thành bất kỳ mô hình nào lấy khách hàng làm trung tâm hơn và muốn tập trung hóa ứng dụng kỹ thuật số. Và trong một cuộc phỏng vấn, ông đã ghi nhận sự chuyển đổi này với một mô hình được gọi là FADs hay còn gọi là dịch vụ phát triển linh hoạt Agile. Với mô hình này, các bộ phận hoạt động hàng đầu được phép cộng tác và mở rộng với những người khác để đẩy nhanh quá trình số hóa. Schwartz đã quyết định sử dụng nền tảng đám mây trước, đây là một trong những lý do cho sự thành công của chuyển đổi số của USCIS. Ông ấy đã tiêng phong cho việc sử dụng độc quyền dịch vụ web Amazon (AWS) cho các hệ thống công nghệ thông tin của cơ quan.

8. Honeywell – câu chuyện chuyển đổi số trong ngành hàng không.

Honeywell là nhà sản xuất nằm trong danh sách Fortune 100 hoạt động trong nhiều ngành, bao gồm hàng không vũ trụ và công nghệ xây dựng. Ngay từ giai đoạn đầu trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số, Honeywell đã cắt giảm hoạt động của mình từ tám thị trường xuống còn sáu thị trường, để cải thiện chất lượng và giúp cho việc áp dụng các chiến lược kỹ thuật số dễ dàng hơn. Honeywell đã thành lập một nhóm chuyển đổi kỹ thuật số trong công ty, dẫn đầu các đổi mới như thiết bị được kết nối IoT, cung cấp sản phẩm theo hướng dữ liệu và kiểm soát quy trình công nghiệp tiên tiến. Dữ liệu khách hàng được phân tích và sử dụng để cải thiện cung cấp sản phẩm, giúp khách hàng đưa ra quyết định tốt hơn và làm cho quy trình sản xuất hiệu quả hơn. Và kết quả là Honeywell đã tăng doanh thu từ 40 lên 43 tỷ đô la trong năm 2018 và giá cổ phiếu trong khoảng thời gian đó tăng từ 95 lên 174 đô la.

Trên đây là các doanh nghiệp đã áp dụng thành công chuyển đổi số. Thay đổi về những khía cạnh khác nhau nhưng tất cả đều có chung một mục tiêu là cải thiện cách doanh nghiệp tương tác với khách hàng, cải thiện trải nghiệm của khách hàng và làm cho tổ chức mạnh mẽ trong hơn cạnh tranh. Câu chuyện chuyển đổi số tập trung vào khách hàng nhưng tác động cuối cùng của nó vẫn là tạo ra sự tăng trưởng cho các chỉ số đo lường như doanh thu, lợi nhuận và chi phí.